Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Hiếm có người nào bị trào ngược nào có thể đặt lưng xuống ngủ luôn, ngủ một mạch tới sáng vì vô số triệu chứng của bệnh “làm phiền”. Vậy làm sao ngủ ngon giấc khi bị trào ngược?

Trào ngược dạ dày ảnh hưởng tới giấc ngủ như thế nào?

Theo kết quả một cuộc khảo sát về những người thường xuyên bị ợ chua gần đây tại Mỹ, có gần 60% trường hợp bị ảnh hưởng tới giấc ngủ. Và hơn 30% cho biết tình trạng đó làm ảnh hưởng tới hoạt động của họ vào ban ngày.

Thực tế, sau khi nằm xuống, các triệu chứng của trào ngược bùng phát có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Hoặc giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm do ợ chua, đau thượng vị, ho… Vì vậy, rất người bệnh trào ngược bị mắc kèm theo chứng khó ngủ, mất ngủ.

Người bị trào ngược dễ bị rối loạn giấc ngủ.

Đặc biệt, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã xác định mối liên hệ giữa trào ngược dạ dày (GERD) và chứng ngưng thở khi ngủ (OSA). Đây là một chứng bệnh rối loạn giấc ngủ liên quan đến việc tắc nghẽn đường thở, dẫn tới ngừng thở trong khi ngủ.

Trào ngược dạ dày có thể ảnh hưởng tới đường thở, gây ra nhiều cơn ngưng thở vào ban đêm. Đồng thời, người bị OSA cũng hay bị thức giấc vào ban đêm và sau đó phát hiện ra các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Ngoài ra, các yếu tố như hút thuốc, thừa cân, uống rượu bia… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc cả GERD và OSA, gây rất nhiều mối nguy hiểm đối với người bệnh.

Người bị trào ngược cần làm gì để ngủ ngon hơn?

Trao đổi với bác sĩ

Ngay khi gặp các vấn đề về giấc ngủ, bạn cần tới gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết và xác định nguyên nhân. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ đưa cho bạn lời khuyên và hướng điều trị thích hợp.

Thay đổi lối sống

Để kiểm soát trào ngược hiệu quả, người bệnh cần điều chỉnh lối sống ngay và luôn. Cụ thể, bạn nên giảm tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, đồ ăn có tính axit; duy trì cân nặng hợp lý; tránh xa khói thuốc…

Nếu các triệu chứng của trào ngược thường xuyên bùng phát vào ban đêm, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

Tránh ăn khuya: Cần kết thúc bữa ăn ít nhất 3 giờ trước khi nằm ngủ. Việc này giúp dạ dày của bạn có thời gian tiêu hóa và giảm nguy cơ trào ngược tái phát.

Nằm ngủ nghiêng về bên trái: Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng việc nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho người bị trào ngược. Tư thế ngủ này giúp giảm các đợt trào ngược hiệu quả.

Nâng cao đầu giường: Bạn nên kê gối cao lên 15cm để giảm nguy cơ bị trào ngược khi nằm. Hoặc bạn có thể sử dụng khung giường có thể điều chỉnh dễ dàng.

– Thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh trào ngược như: thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc chẹn H2… Tuy nhiên, cần cẩn trọng vì chúng có thể gây tác dụng phụ đối với sức khỏe. Khi dùng thuốc và thay đổi lối sống không hiệu quả, biện pháp phẫu thuật có thể được xem xét để giải quyết bệnh trào ngược.

– Tạo môi trường ngủ phù hợp

Để ngủ ngon giấc, hãy tạo một môi trường ngủ lý tưởng cho mình. Vệ sinh sạch sẽ gối, chăn và ga trải giường. Tạo một lịch trình ngủ ổn định với thói quen thư giãn trước khi ngủ. Hãy ngủ trong phòng yên tĩnh và trên 1 chiếc giường thật thoải mái.

Cuộc đời sẽ thật bi đát khi cả ngày lẫn đêm bị hành hạ bởi các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Ăn không ngon, ngủ không yên khiến bạn ngày càng kiệt sức. Đừng để tình trạng này tiếp tục, hãy áp dụng các biện pháp cải thiện trên giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Nhờ vậy, nỗi lo về trào ngược sẽ sớm kết thúc!

Hotline 1800.0097