Xôi hay nhiều thực phẩm làm từ gạo nếp là món ăn yêu thích của nhiều người Việt. Thế nhưng, với người bệnh trào ngược dạ dày thường được khuyên không nên ăn xôi. Tại sao lại như thế? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thành phần gạo trong xôi khác gì cơm?

Xôi được nấu từ gạo nếp có thành phần hóa học là Amilopectin. Cơm tẻ hay cơm tám chúng ta ăn hàng ngày thì có thành phần là Amilozo.

Điểm khác nhau của 2 loại chất này là các liên kết hóa học trong đó. Amilozo là chuỗi Cacbon mạch thẳng chỉ chứa các liên kết α-1,4 glycosid. Trong khi đó, Amilopectin là chuỗi Cacbon mạch phân nhánh, chứa cả liên kết α-1,4 glycosid và α-1,6 glycosid.

Xôi được làm từ gạo nếp có cấu trúc hóa học khác với cơm

Xôi được làm từ gạo nếp có cấu trúc hóa học khác với cơm

2. Người bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày có nên ăn xôi không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày không nên ăn xôi

Lí do là bởi sự khác biệt về cấu trúc trên làm cho gạo nếp có tính dẻo hơn, khó tiêu hóa hơn. Và cũng vì vậy, thời gian tiêu hóa gạo nếp cũng lâu hơn bình thường. Dạ dày để tiêu hóa xôi, gạo nếp cần co bóp nhiều và tiết nhiều dịch vị hơn.

Quá trình tiêu hóa chậm sẽ khiến thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày, đồng thời gây tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Với người bình thường, chúng ta sẽ có cảm giác no lâu, “chắc dạ” hơn. Nhưng với những bệnh nhân có bệnh lý dạ dày khi ăn xôi, cơm nếp… sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số bệnh nhân sẽ có cảm giác nghẹn cổ, buồn nôn khi ăn xôi.

Vì vây, các bệnh nhân viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày… cần hạn chế ăn đồ nếp như xôi.

Thế nhưng chúng ta cũng không cần kiêng hoàn toàn mà có thể ăn một lượng nhỏ thì bệnh cũng không nặng nề hơn.

3. Một số loại thực phẩm làm bữa sáng cho người bệnh trào ngược dạ dày

Để giảm các triệu chứng bệnh trào ngược và tốt cho dạ dày, người bệnh có thể ăn một số thực phẩm sau:

  • Bánh mì mềm, dễ tiêu hóa và có khả năng thấm hút lượng acid trong dạ dày. Do đó, bánh mì không chỉ là bữa ăn sáng bổ dưỡng mà còn bảo vệ miên mạc và ngăn ngừa tình trạng trào ngược.
  • Ngũ cốc đặc biệt là ngũ cốc nguyên cám có chứa lượng enzym lớn cần thiết cho hệ tiêu hóa của chúng ta.
  • Các loại hạt, đậu đỗ rất giàu chất xơ và amimo acid. Tuy nhiên, 1 số loại đậu như đậu tương, đậu xanh, đậu Hà lan chứa lượng carb lớn có thể gây đầy hơi, ợ nóng.
  • Sữa uống hay sữa chua đều có khả năng cung cấp lợi khuẩn, trung hòa acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên người đau dạ dày, trào ngược không nên uống sữa khi lạnh hoặc lúc đói.
  • Yến mạch cũng có tác dụng thấm hút acid dạ dày, đồng thời còn giàu chất xơ giúp giảm táo bón.
  • Khoai lang hay khoai tây rất dễ ăn, dễ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón tốt. Ăn khoai giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Mọi thắc mắc về bệnh trào ngược dạ dày, Quý vị có thể gọi tới Hotline: 1800 0097 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Trân trọng!

Hotline 1800.0097