Không chỉ người trưởng thành, trẻ nhỏ cũng là đối tượng rất dễ bị trào ngược dạ dày. Một nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra những số liệu khiến không ít bậc cha mẹ hoảng hốt. Đó là trẻ nhỏ xuất hiện triệu chứng trào ngược mãn tính có nguy cơ bị ăn mòn răng cao hơn đáng kể so với các bạn cùng độ tuổi.

Trào ngược dạ dày (GERD) xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới mở ra một cách tự nhiên, khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và các cơ quan khác. Trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày thường gặp các triệu chứng như: ợ chua, buồn nôn, nôn trớ, ho và một số vấn đề hô hấp khác…

Nhiều trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày.

Nhiều trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày.

Nếu không được điều trị đúng cách, trào ngược kéo dài có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm họng, viêm phổi, viêm loét thực quản, thậm chí là barrett thực quản, ung thư thực quản… Bởi vậy, cần phát hiện và điều trị bệnh sớm để hạn chế những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) – Những điều bạn cần biết?

Trào ngược dạ dày ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ như thế nào?

Bác sĩ Melvin Heyman – Trưởng khoa tiêu hóa nhi, gan và dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi đồng UCSF – Mỹ (UCSF Children’s Hospital) cho biết: Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm ra mối liên hệ chính xác giữa trào ngược dạ dày mạn tính và tình trạng xói mòn men răng theo độ tuổi.

Trong nghiên cứu này, các bác sĩ và nhà khoa học đến từ Bệnh viện Nhi đồng UCSF và Trường nha khoa UCSF (Mỹ) đã thu thập dữ liệu và so sánh sức khỏe răng miệng của 80 bệnh nhi trong độ tuổi từ 9-17. Trong đó, 60 trẻ có các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày và 20 trẻ thuộc nhóm đối chứng (không có triệu chứng hay mắc bệnh trào ngược).

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe răng miệng của trẻ?

Mỗi đối tượng được thăm khám, đánh giá về bệnh trào ngược dạ dày và kiểm tra nha khoa kỹ lưỡng. Để đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu, các bác sĩ thực hiện khám răng cho mỗi trẻ đều không biết cụ thể trẻ đó đã được chẩn đoán mắc trào ngược hay chưa? Cuối cùng, họ phát hiện rằng: trẻ nhỏ xuất hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày có nguy cơ ăn mòn răng cao hơn gần 6 lần so với trẻ không mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Học thuật Nhi khoa ở Baltimore (Mỹ).

Theo ông Peter Rechmann – Giáo sư nha khoa tại UCSF, giám đốc The Clinical Sciences Research Group, sự ăn mòn răng (làm mòn men răng – lớp phủ bên ngoài răng) sẽ làm ngà răng lộ ra ngoài. Điều này có thể khiến men răng bị phá vỡ, không thể khắc phục. Từ đó, dẫn tới sự suy yếu vĩnh viễn của răng, gây sâu răng và cần một khoản chi phí lớn để cải tạo răng bị ăn mòn.

Bác sĩ Melvin Heyman chia sẻ: “Những phát hiện của nghiên cứu đã nhắc nhở rằng: chúng ta cần bắt đầu tìm kiếm các vết ăn mòn răng ở bệnh nhi trào ngược dạ dày mạn tính. Từ đó, kết hợp biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp cùng phác đồ điều trị trào ngược sớm”.

Nghiên cứu trên cũng là lời cảnh báo dành cho các bậc cha mẹ về ảnh hưởng của trào ngược đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Không chỉ dừng lại ở việc lười ăn, nôn trớ hàng ngày, trào ngược còn khiến men răng trẻ mòn đi, cấu trúc răng bị phá vỡ và không thể khắc phục. Bởi vậy, có biện pháp chữa trị trào ngược sớm và bảo vệ răng cho trẻ đúng cách là điều mà cha mẹ luôn cần ghi nhớ và thực hiện ngay!

Mách cha mẹ cách giúp trẻ bảo vệ răng khi bị trào ngược dạ dày

Theo Melvin Heyman, các triệu chứng trào ngược ở trẻ có thể giảm bớt bằng cách dùng thuốc kết hợp áp dụng điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học hơn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trước hết, cần căn cứ vào độ tuổi của trẻ để có hướng chữa trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Đối với trẻ nhỏ, đang bú sữa:

– Chia nhỏ lượng sữa trong mỗi cữ bú, khoảng 30-60ml/lần.

– Nếu trẻ bú nhiều hơn 60ml/lần, bế trẻ ở tư thế đầu cao. Giúp trẻ ợ hơi sau khi bú bằng cách vỗ nhẹ vào lưng trẻ.

Trẻ bị trào ngược dạ dày sau khi bú sữa.

Trẻ bị trào ngược dạ dày sau khi bú sữa.

– Sau khi bú sữa, cha mẹ nên đặt trẻ nằm ở tư thế đầu cao hơn mặt giường khoảng 30 độ.

– Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài bú sữa, mẹ nên kết hợp cho trẻ ăn thêm bột ngũ cốc, cháo… tùy theo từng độ tuổi. Từ đó, lượng sữa trong dạ dày của trẻ cũng giảm đi để hạn chế trào ngược.

Xem thêm: Top 3 nhóm thực phẩm cực tốt cho trào ngược dạ dày, người bệnh không thể bỏ qua

Đối với trẻ lớn hơn:

– Thực đơn của trẻ cần hạn chế các đồ ăn có tính kích thích dạ dày như socola, thực phẩm chua cay…

– Trong trường hợp trẻ dị ứng với đạm sữa bò, cha mẹ cần đưa con đi khám và chuyển sang loại sữa khác phù hợp hơn.

Trẻ bị trào ngược dạ dày là thực tế mà nhiều bậc cha mẹ đang phải đối mặt. Tuy nhiên, xin đừng chủ quan khi tình trạng ấy kéo dài bởi nó có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng sau này. Hãy đưa trẻ đi thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý sớm cha mẹ nhé!

Hotline 1800.0097