Các triệu chứng của trào ngược dạ dày bị ảnh hưởng trực tiếp từ những gì bạn ăn uống. Vì vậy, nếu muốn không phải tiếp tục mệt mỏi bởi vô số triệu chứng khó chịu của trào ngược thì việc đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình. Câu hỏi được rất nhiều người đưa ra là: “Uống gì để chống lại trào ngược dạ dày?”. Bài viết sau đây trên trang web Healthline sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Trào ngược dạ dày đã và đang “làm khổ” bạn như thế nào?

Nhắc tới trào ngược dạ dày, nhiều người vẫn nghĩ đó là căn bệnh chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cùng lắm là người bệnh sẽ khó ăn hơn, tiêu hóa gặp “trục trặc” chút thôi! Nhưng đến khi được trào ngược “ghé thăm”, bạn mới hiểu nỗi khổ của bệnh này như thế nào?

Trào ngược dạ dày đang “làm khổ” bạn như thế nào?

Khổ chồng khổ, bệnh chồng bệnh. Cả cơ thể bạn đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ căn bệnh dai dẳng này. Triệu chứng điển hình và cần điểm danh đầu tiên của trào ngược chính là chứng ợ, bao gồm: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Ợ hơi thường đi kèm cảm giác đầy bụng. Người bệnh có thể ợ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ợ chua khiến người bệnh phải “nhăn mặt” vì khó chịu do vị chua của axit ngập tràn từ cổ họng lên miệng. Ợ nóng thì lại được bao trùm bởi cảm giác nóng rát trong lồng ngực. Thậm chí, người bệnh còn có cảm giác bụng như một lò than, lúc nào cũng nóng rát âm ỉ.

Người bệnh trào ngược thường bị ợ hơi và buồn nôn.

Đâu chỉ dừng lại ở những tiếng ợ vô duyên, trào ngược còn làm bạn mất đi niềm vui với mỗi bữa ăn. Cảm giác đầy bụng, khó tiêu khiến bạn chẳng muốn ăn gì. Tình trạng đắng miệng, tiết nhiều nước bọt, ghê cổ, buồn nôn… cũng ảnh hưởng tới vị giác, mất đi khẩu vị của bản thân. Bạn trở nên là người “kén ăn” và khó tính hơn.

Không chỉ dừng lại ở đó, giấc ngủ hàng ngày của bạn cũng bị chi phối đáng kể bởi bệnh trào ngược. Sẽ không còn cảm giác buồn ngủ và ngủ ngay khi đặt lưng. Thay vào đó là cảm giác trằn trọc, khó chịu vì các triệu chứng của trào ngược mà không thể đi vào giấc ngủ. Là những đêm bất chợt tỉnh giấc vì bị trào ngược “phá đám” và có khi thức trắng đêm tới sáng.

Trào ngược dạ dày gây khó ngủ, mất ngủ.

Ảnh hưởng tới bữa ăn, giấc ngủ là những điều mà chúng ta có thể nhìn thấy. Nhưng sâu bên trong cơ thể, trào ngược đang âm thầm tàn phá các bộ phận khác. Axit dạ dày đi tới đâu, nó sẽ gây tổn thương tại đó. Khi axit trào lên thực quản, họng, thanh quản… và lặp lại nhiều lần, nó sẽ gây các bệnh lý như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi, hỏng men răng, viêm loét thực quản, barrett thực quản… Hậu quả nghiêm trọng nhất là bệnh ung thư thanh quản, ung thư thực quản do trào ngược lâu ngày.

Tất cả những hậu quả trên là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Nhưng thay vì sợ hãi, bạn hãy tìm ngay cách chặn đứng căn bệnh này. Việc thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh chế độ sinh hoạt là điều cần thiết mà bất kỳ người bị trào ngược nào cũng cần thực hiện ngay.

Uống gì để “thoát” trào ngược nhanh nhất?

Khi nhắc về chế độ ăn uống, người bệnh trào ngược luôn được nhắc nhở tránh xa các thực phẩm chiên rán, đồ cay nóng, chất kích thích… Các loại đồ uống như cà phê, coca cola, nước trái cây có tính axit thường đứng đầu danh sách đen cần tránh xa. Thay vào đó, những loại đồ uống sau đây sẽ là “bảo bối” giúp bạn giảm nhanh triệu chứng của bệnh.

1. Trà thảo mộc

Trà thảo mộc luôn được đánh giá là đồ uống tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, với hệ tiêu hóa, nó giúp làm dịu các vấn đề về dạ dày như buồn nôn, đầy hơi…

Nếu bạn bị trào ngược dạ dày, hãy thử các loại trà thảo mộc không chứa caffeine. Nhưng cần lưu ý, tránh xa các loại trà bạc hà. Bởi đối với nhiều người, đây là yếu tố gây các đợt trào ngược. Nên lựa chọn các loại trà thảo mộc có nguyên liệu như cam thảo, hoa cúc, cây thục quỳ (Marshmallow)… để làm dịu các triệu chứng trào ngược.

Trà thảo mộc giảm trào ngược dạ dày.

Khi sử dụng các loại bột thảo mộc khô để pha trà, bạn nên lấy 1 thìa cà phê thảo mộc pha cùng 1 cốc nước nóng. Nếu ngâm lá hoặc hoa thì cần đậy nắp trong 5-10 phút trước khi sử dụng. Trong trường hợp sử dụng rễ thảo mộc thì cần ngâm 10-20 phút. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn hãy uống 2-4 cốc mỗi ngày.

Lưu ý, một số loại thảo mộc có thể ảnh hưởng tới thuốc kê đơn. Do đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Sữa ít béo hoặc tách béo

Người bị trào ngược nên uống sữa ít béo.

Đối với một số người, sữa bò tươi là loại thức uống khó tiêu và chứa lượng chất béo đáng kể. Cụ thể, sữa bò tươi nguyên kem, không được tách béo có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới. Điều này có thể gây ra trào ngược hoặc làm triệu chứng của bệnh nặng thêm. Do đó, nếu là tín đồ của sữa bò, bạn hãy lựa chọn loại có ít chất béo nhất!

Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho người bị trào ngược dạ dày

3. Sữa thực vật

Sữa thực vật tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày.

Đối với những người không dung nạp lactose hoặc vừa trải qua các triệu chứng trào ngược do uống sữa bò thì lựa chọn sữa nguồn gốc thực vật là một giải pháp phù hợp. Ngày nay, có rất nhiều loại sữa thực vật dành cho bạn bao gồm:

– Sữa đậu nành

– Sữa hạnh nhân

– Sữa hạt điều

– Sữa dừa…

Trong đó, sữa hạnh nhân có thành phần kiềm giúp trung hòa nồng độ axit trong dạ dày, giảm các triệu chứng trào ngược. Sữa đậu nành chứa ít chất béo hơn sữa bò nên an toàn cho người bị trào ngược hơn…

4. Nước trái cây

Người bị trào ngược cần lựa chọn loại nước trái cây phù hợp.

Các loại đồ uống từ quả có múi (cam, quýt…) hoặc nước ép dứa, táo… có tính axit cao, có thể gây trào ngược. Nhưng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những loại trái cây khác, chứa ít axit hơn. Các loại nước nước ép trị trào ngược dạ dày mà bạn có thể thực hiện bao gồm:

– Nước ép cà rốt

– Nước ép lê

– Nước ép nha đam

– Nước ép bắp cải

– Nước ép củ cải đường

– Nước ép rau chân vịt (bina), dưa chuột…

Không uống nước ép cà chua vì nó có thể gây triệu chứng trào ngược.

Bình Can An Vị – Nguyên lý cần khắc cốt ghi tâm nếu muốn thoát trào ngược dạ dày

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh nên kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Trong xu hướng này, sản phẩm có nền tảng phát triển từ bài thuốc Bình Can An Vị được đánh giá cao hơn cả và nhận được nhiều phản hồi tốt từ người bệnh.

Bình Can An Vị – Bài thuốc Đông y trị trào ngược hiệu quả, an toàn.

Sản phẩm này có thành phần gồm 9 loại thảo mộc quý với cơ chế đặc biệt đó là giúp tăng cường chức năng của Can (gan) và Vị (dạ dày). Tạo sự cân bằng cần thiết về chức năng giữa Can – Vị, đẩy lùi chứng Can Vị bất hòa – căn nguyên gây trào ngược dạ dày theo quan điểm của Đông Y. Đồng thời, chỉ trong thời gian ngắn sử dụng sản phẩm, các triệu chứng của trào ngược cũng giảm nhanh chóng, mang lại cho người bệnh sự thoải mái, ăn ngon ngủ tốt, cải thiện sức khỏe rõ rệt.

Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên khi sử dụng sản phẩm này, người bệnh sẽ không phải lo lắng về tác dụng phụ hay phụ thuộc vào thuốc. Lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần dùng sản phẩm theo đúng liệu trình kết hợp sinh hoạt khoa học.

Tham khảo thêm phản hồi của người bệnh sau khi sử dụng sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trào ngược dạ dày sẽ không còn là nỗi ám ảnh nếu bạn biết cách xử lý đúng đắn. Hãy duy trì chế độ ăn khoa học kết hợp lựa chọn 4 loại nước uống quen thuộc trên! Và đừng quên bổ sung thêm sản phẩm thảo dược chuẩn công thức “Bình Can An Vị” để sớm hết ngay trào ngược bạn nhé!

Xem thêm: Sản phẩm Stomach Reflux có tốt không, giá bao nhiêu và mua ở đâu?

STOMACH REFLUX – HỖ TRỢ GIẢM TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN

THÀNH PHẦN:

Chỉ Xác, Bình Vôi, Hậu Phác, Cam Thảo, Mộc Hương, Uất Kim, Sài Hồ, Hương Phụ, Hoài Sơn

CÔNG DỤNG

Hỗ trợ an tỳ vị, hỗ trợ giảm các triệu chứng: Trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua, nóng

rát cổ họng, đau vùng thượng vị, đầy trướng bụng.

CÁCH DÙNG

  • Uống 2 viên/lần, ngày 2-3 lần, uống sau khi ăn 30 phút, hoặc uống ngay khi có các biểu hiện của triệu chứng trào ngược.
  • Uống tối thiểu 30 ngày, nên uống từ 60 – 90 ngày. Người bị trào ngược mãn tính, dễ tái phát nên tiếp tục uống duy trì 2 lần/ngày, mỗi lần 2 viên.
  • 5 – 7 ngày đầu nên dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 2 viên.

ĐỐI TƯỢNG

Người tỳ vị kém, có các triệu chứng: trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua, nóng rát cổ

họng, đau vùng thượng vị, đầy trướng bụng.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hotline: 1800 0097 (MIỄN PHÍ)

Số XNQC: 510/2021/XNQC-ATTP.

Hotline 1800.0097