top of page
Ảnh của tác giảNam Thành

Trào ngược dạ dày có gây nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý phổ biến với đặc tính khó chữa, dễ tái phát. Ở mức độ nhẹ, bệnh ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế hơn 70% trường hợp người bệnh không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, gặp phải biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, sức khỏe.

Trào ngược dạ dày và các biến chứng có thể xảy ra Trào ngược xảy ra, dịch vị bao gồm pepsine, axit dạ dày, thức ăn tiêu hóa dở... sẽ trào lên trên thực quản, họng, thanh quản... Lớp niêm mạc mỏng manh của các cơ quan này không được thiết kế để chống lại tính ăn mòn mạnh của axit. Bởi vậy, chúng rất dễ bị tổn thương, bỏng rát bởi axit. Số lần trào ngược càng nhiều, tổn thương cũ chưa lành đã chịu tổn thương mới, khiến niêm mạc không thể phục hồi. Hệ quả là người bệnh sẽ gặp phải hàng loạt biến chứng từ trào ngược dạ dày.


Viêm đường hô hấp Theo thống kê, trào ngược dạ dày là 1 trong 3 nguyên nhân chính gây ho mạn tính (bên cạnh hen suyễn và bệnh đường hô hấp trên/ hội chứng chảy nước mũi sau), liên quan đến 41% trường hợp ho mạn tính. Đồng thời, có tới 70% trường hợp trào ngược dạ dày gặp các vấn đề về cổ họng, trong đó có viêm họng. Khi trào ngược xảy ra, dịch vị thoát ra khỏi dạ dày, đi lên thực quản, họng và thanh quản… Pepsin trong dịch vị sẽ phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc ở cổ họng, tạo điều kiện cho axit HCL, dịch mật tiếp xúc và phá hủy niêm mạc họng. Theo thời gian, lớp niêm mạc mỏng manh bị tổn thương, sưng phù nề. Phản xạ ho xuất hiện nhằm bảo vệ đường thở khỏi sự gia tăng axit từ dạ dày lên thực quản. Ngoài ra, những giọt axit dạ dày rơi vào cổ họng cũng kích thích gây ho. Trào ngược kéo dài, niêm mạc họng tổn thương càng nặng, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm họng, ho, đau rát họng nhiều hơn. Một số trường hợp bị khàn tiếng do dây thanh quản bị dày lên. Số ít  xuất hiện mòn răng, viêm tai, viêm tuyến giáp…


Viêm, loét thực quản Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi trào ngược diễn ra thường xuyên, dịch dạ dày tiếp xúc với lớp niêm mạc thực quản gây tổn thương sưng, viêm, thậm chí dẫn đến loét thực quản. Các vết loét nặng có thể chảy máu, gây đau đớn cho người bệnh. Người bệnh thường gặp phải triệu chứng như: nuốt khó, nuốt đau, nghẹn cổ. Đặc biệt, đau vùng thượng vị, phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, chán ăn.


Hẹp thực quản Theo thời gian, các tổn thương viêm loét lành sẽ để lại sẹo. Tổn thương càng lớn, sẹo càng nhiều sẽ khiến đường kính thực quản bị thu hẹp. Người bệnh trào ngược sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Ở mức độ nặng, người bệnh sẽ thấy đau đớn, khó nuốt cả khi nuốt thực phẩm lỏng, đồ uống.


Thực quản barrett (tiền ung thư thực quản) Biến chứng này xảy ra ở 8-10% người bệnh trào ngược dạ dày thực quản lâu năm. Thực quản barrett là tình trạng các tế bào lót, mô vảy của đoạn dưới thực quản (ngay trên đường Z) bị biến đổi thành mô dạng cột với các tế bào giống như ở ruột (dị sản ruột), do sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit dạ dày. Các tế bào bị biến đổi này tiềm ẩn nguy cơ trở thành tế bào ung thư. Do đó, những người bị thực quản Barrett được khuyến cáo nên nội soi định kỳ để theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư.


Ung thư thực quản Đây là biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng nhất của trào ngược dạ dày thực quản. Ước tính, cứ 10-20 người có thực quản Barrett thì sẽ có 1 người bị ung thư thực quản sau 10-20 năm. Người bệnh sẽ có các biểu hiện điển hình như: nuốt nghẹn, nôn, đau sau xương ức, cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, ho khạc liên miên, đau ngực, hội chứng nhiễm trùng nổi bật, đôi khi sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên, thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân nhanh... * Trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể được chữa trị hoàn toàn ở những giai đoạn đầu. Do đó, khi thấy các dấu hiệu bất thường trên cơ thể kéo dài từ 2-3 tuần không giảm, hãy thăm khám sớm để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn vàng, việc điều trị cũng dễ dàng, hiệu quả cao và người bệnh ít có nguy cơ gặp phải biến chứng.

Những điều cần lưu ý trong điều trị trào ngược dạ dày Để điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD), người bệnh cần thay đổi lối sống kết hợp điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác. Hiện có khá nhiều phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần lưu ý lựa chọn phương pháp uy tín, đảm bảo nguồn gốc, an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất thì bệnh nhân cần nghiêm ngặt duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để loại bỏ các yếu tố tác nhân khiến trào ngược bùng phát. – Ưu tiên nhóm thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: Thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu (thịt nạc, cá…), đỗ đậu... vì các thực phẩm này hỗ trợ giảm sự tác động của axit dạ dày lên lớp niêm mạc dạ dày, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên. – Hạn chế các thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…), nước có gas, trà sữa, thức ăn cay, nóng, chocolate… – Hạn chế tối đa rượu bia, cà phê, thuốc lá. – Không ăn quá no, không ăn đêm. Không nằm ngay sau ăn, không cúi quá lâu. Không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Đi ngủ nên nằm nghiêng bên trái, kê cao đầu giường 15-20cm. – Giảm cân nếu thừa cân, béo phì. Duy trì thể dục thể thao vừa sức mình. – Duy trì dùng thuốc đúng liệu trình và thăm khám đúng hẹn. Để tìm hiểu hoặc được tư vấn cụ thể hơn về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, Quý khách vui lòng bấm số  HOTLINE để được Dược sĩ hỗ trợ.

2 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page