top of page
Ảnh của tác giảNam Thành

Trào ngược dạ dày gây khó thở: Nguyên nhân và cách xử lý

Khó thở là một trong những biểu hiện điển hình và phổ biến ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này xảy ra cho thấy mức độ nghiêm trọng của trào ngược, bệnh đã chuyển xấu. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khó thở do trào ngược để có cách điều trị hợp lý nhất.

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở?Thông thường khi xuất hiện tình trạng khó thở, hụt hơi, tức ngực, nhiều người thường nghĩ ngay tới bệnh lý về tim mạch. Tuy nhiên, thực tế, hơn 45% bệnh nhân trào ngược dạ dày có biểu hiện khó thở. Tức là cứ 10 người trào ngược thì có gần 5 trường hợp bị khó thở.

Cơ chế trào ngược dạ dày gây khó thở được lí giải như sau:- Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, làm tổn thương tới lớp niêm mạc sẽ tạo áp lực chèn ép lên cả khí quản. Quá trình hô hấp của người bệnh gặp khó khăn, hơi thở bị đứt quãng. - Trào ngược dạ dày kéo dài sẽ gây viêm, loét thực quản. Điều này kích thích phản xạ thần kinh của các khối cơ lồng ngực, dẫn đến hiện tượng co rút và chèn ép đường thở để tống axit ra ngoài. - Axit dạ dày cũng có thể khả năng xâm nhập vào phổi. Dẫn tới phù nề đường hô hấp, gây khó thở, co thắt phế quản. Tình trạng này thường xảy ra khi bệnh nhân nằm ngủ.  -  Trào ngược xảy ra, dịch vị đi lên có thể kèm theo cả thức ăn đang tiêu hóa dở. Thức ăn đi ngược lên vòm họng gây nên tình trạng tắc nghẽn, bít đường thở và người bệnh xuất hiện hiện tượng khó thở, đau tức ngực. 

Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?Khó thở không chỉ là một biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản mà còn là dấu hiệu cảnh báo mức độ trào ngược đang chuyển xấu. Lúc này, người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  1. Viêm đường hô hấp: Không dừng lại ở thực quản, trào ngược có thể đi lên trên thanh quản, họng... và gây ra các hiện tượng như: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi...

  2. Viêm - loét thực quản: Trào ngược xảy ra, axit dạ dày tiếp xúc nhiều lần tới lớp niêm mạc thực quản, gây sưng phù nề, thậm chí bào mòn. Tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây ra phản ứng viêm. Tình trạng này kéo dài, viêm sẽ tạo thành các vết loét.

  3. Hẹp thực quản: Dưới tác động mạnh từ axit sẽ tạo ra những tổn thương vĩnh viễn. Các vết loét lành sẽ tạo sẹo, sẹo dày sẽ khiến đường kính thực quản bị thu hẹp, càn trở quá trình hô hấp của người bệnh.

  4. Barrett thực quản: Là tình trạng biến đổi bất thường ở màu sắc biểu mô thực quản. Rối loạn này xảy ra là do axit liên tục trào lên thực quản và kích thích niêm mạc trong thời gian dài khiến lớp niêm mạc không thể phục hồi mà bị biến đổi.

  5. Ung thư thực quản:  Biến chứng nghiêm trọng nhất của trào ngược dạ dày thực quản. Ở Việt Nam, mỗi năm có thêm khoảng 7.000 ca ung thư thực quản và người bệnh thường được chẩn đoán muộn nên tỉ lệ sống thêm 3 năm chỉ dưới 5%.

Xử lý trào ngược dạ dày gây khó thở như thế nào?Không chỉ gây nên những mệt mỏi, khó chịu trong cuộc sống mà trào ngược dạ dày kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần phải thăm khám ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường để phát hiện bệnh sớm, tránh nguy cơ bệnh nặng hoặc có biến chứng mới đi khám. Lúc này, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Với người bệnh trào ngược dạ dày, có thể lựa chọn nhiều biện pháp điều trị (sử dụng thuốc Tây, sử dụng thuốc Đông y, thảo dược...) tùy theo mức độ bệnh và kết hợp duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để thu lại hiệu quả điều trị cao nhất.

  1. Sử dụng thuốc Tây: Một số nhóm thuốc thường được sử dụng chính trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản: thuốc ức chế H2 (Cimetidin, famotidin), ức chế bơm proton (lansoprazole, omeprazole...), thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (alginat, dimeticol, misoprostol...), thuốc làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới (metoclopramide, domperidone)...

  2. Sử dụng thảo dược (gừng, nghệ, nha đam...). Tuy nhiên các biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ với người bệnh ở mức độ nhẹ, hỗ trợ cải thiện một phần triệu chứng chứ không có tác dụng chữa bệnh.

  3. Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Ưu tiên nhóm thực phẩm có tính trung hòa axit, đạm dễ tiêu; tránh xa chất béo, đồ nhiều gia vị, bia rượu, cà phê, nước ngọt, socola... Tránh ăn no là nằm, ăn đêm; duy trì thể thao vừa sức tránh tình trạng thừa cân, béo phì... Tránh stress, căng thẳng kéo dài...

  4. Thăm khám sức khỏe định kì, sử dụng thuốc theo đúng liệu trình, không tự ý điều trị.

  5. Lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe thảo dược, xử lý trào ngược ĐÚNG GỐC, AN TOÀN - HIỆU QUẢ.Để tìm hiểu hoặc được tư vấn cụ thể hơn về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản cũng như giải pháp ĐÚNG GỐC, Quý khách vui lòng bấm số  HOTLINE để được Dược sĩ hỗ trợ.

21 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page