Khi xuất hiện cảm giác đau tức vùng ngực, thường mọi người nghĩ bản thân gặp vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, thực tế đau thượng vị là dấu hiệu phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) mà nhiều người bỏ qua.

Đau thượng vị do trào ngược dạ dày là gì?

Đau thượng vị là cảm giác đau ở vùng trên rốn, giữa xương ức (khu vực thượng vị), cơn đau có thể nhói ra sau lưng, lan lên bả vai hoặc hai cánh tay. Người bệnh có thể đau nhói hoặc cảm giác đau tức, âm ỉ kéo dài cả ngày hay thỉnh thoảng mới xuất hiện.

Đau thượng vị do trào ngược dạ dày

Người đau thượng vị do trào ngược dạ dày thực quản thường có kèm theo các biểu hiện khác như: Ợ hơi, ợ chua, bụng đầy trướng, buồn nôn, tiết nhiều nước bọt, ho kéo dài, nuốt nghẹn, khan tiếng, khó thở…

Tại sao trào ngược dạ dày gây đau thượng vị?

Đau thượng vị do trào ngược dạ dày thường có xu hướng lan ra xung quanh. Cụ thể, người bệnh sẽ có cảm giác bị đè ép, đau thắt vùng ngực. Sau đó, cơn đau xuyên ra sau lưng và lan lên bả vai, sang hai cánh tay.

Axit dạ dày trào lên thực quản kích thích các đầu mút thần kinh tại đây phát ra tín hiệu đau.

Nguyên nhân là do axit dạ dày trào ngược lên thực quản, kích thích đầu mút sợi thần kinh ở bề mặt niêm mạc thực quản, khiến cơn đau lan ra các vị trí như trên.

Cơn đau thượng vị thường diễn ra vào các thời điểm như: Khi đói (dạ dày rỗng khiến dịch dạ dày tiết ra nhiều mà không có gì để co bóp), sau khi ăn (ăn quá no, nằm sau ăn, dễ khiến tình trạng trào ngược xảy ra) hoặc đau về đêm (do sự tăng dịch axit khi dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn).

Ở một số trường hợp, cơn đau thượng vị có thể đến từ một số nguyên nhân vô hại như ăn quá no hoặc không dung nạp thức ăn. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau thượng vị xảy ra trong thời gian dài thì là dấu hiệu cảnh bảo những vấn đề về sức khỏe, cần đặc biệt lưu ý.

Đau thượng vị do trào ngược có nguy hiểm?

Như đã nói, đau thượng vị là một trong những biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản. Và trào ngược dạ dày là bệnh lý tiêu hóa dễ mắc, hay tái phát, khó chữa.

Khi trào ngược dạ dày liên tục trong một khoảng thời gian, sức ăn mòn mạnh của axit dạ dày sẽ tác động tới niêm mạc các cơ quan như thực quản, họng, thanh quản… gây sưng phù nề, viêm, thậm chí loét.

Biến chứng của trào ngược dạ dày

Cá biệt, ở những người bệnh trào ngược nặng có thể gây nên những tổn thương không thể phục hồi, khiến các mô tế bào bị biến đổi, hình thành nên các barrett thực quản, giai đoạn tiền ung thư thực quản.

Theo thống kê của Hiệp hội ung thư thế giới, trong năm 2020, có hơn 3.200 người dân Việt Nam được chẩn đoán mắc Ung thư thực quản. Trong đó hơn 3.000 ca bệnh tử vong vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, ung thư thực quản đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư phổ biến. Bệnh có tiên lượng xấu, là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 6 trong các bệnh ung thư, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm chỉ khoảng 20-25%.

Cách xử lý đau thượng vị do trào ngược dạ dày

Việc phát hiện ra trào ngược dạ dày sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng, hiệu quả và ít tốn kém hơn. Tình trạng tái diễn kéo dài, bệnh tiến triển nặng hoặc xảy ra biến chứng thì việc điều trị trở nên khó khăn, tốn nhiều công sức, tiền bạc mà ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.

Muốn dứt trào ngược hãy xử lý từ gốc

Muốn hết đau thượng vị thì bệnh nhân cần xử lý đúng nguyên nhân gây bệnh, ở đây là bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Cùng với đó, là kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để giúp việc điều trị hiệu quả.

Xử lý trào ngược dạ dày đúng cách

Trong quá trình điều trị trào ngược, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc như

  • Thuốc kháng axit: Giúp ức chế tiết axit ở dạ dày, giảm bớt cơn đau cũng như hạn chế trào ngược xảy ra.
  • Thuốc kháng sinh: Có thể được chỉ định khi có viêm loét dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn HP.

Stomach Reflux loại bỏ trào ngược chỉ sau 1 liệu trình

  • Bổ sung TPBVSK: Trong điều trị, điều quan trọng là phải xử lý đúng gốc gây bệnh một cách an toàn. Và Stomach Reflux là giải pháp đúng – trúng gốc trào ngược bằng thảo dược an toàn hiệu quả. Sản phẩm được Bộ Y tế chứng nhận, nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng và phản hồi tích cực từ người dùng trên toàn quốc.

Cải thiện trào ngược bằng duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Với người trào ngược dạ dày, cần tuân thủ một số quy tắc ăn uống, sinh hoạt khoa học như:

Để hạn chế trào ngược, hãy luôn duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

  • Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no, không nằm ngay sau ăn. Không ăn đêm
  • Ưu tiên bổ sung nhóm thực phẩm có tính kiềm (bánh mì, yến mạch, đỗ đậu, thịt nạc, súp lơ…).

Người bệnh trào ngược nên ưu tiên thực phẩm có tính kiềm

  • Bổ sung sữa chua 1-2 hộp/ngày giúp tăng lợi khuẩn cho tiêu hoá.
  • Hạn chế ăn: hoa quả có nhiều axit (cam, chanh, dứa…), đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua cay, socola…
  • Không dùng chất kích thích, gây nghiện (thuốc lá, rượu bia, nước có gas, cà phê…).
  • Duy trì rèn luyện thể dục thể thao vừa sức mình. Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân, béo phì
  • Mặc quần áo thoải mái. Nằm ngủ nghiêng trái, kê cao đầu giường 15-25cm so với chân.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, stress kéo dài…

Tùy vào mức độ bệnh của từng người mà sẽ có thời gian điều trị khác nhau. Tuy nhiên, việc duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp giảm các yếu tố tác nhân khiến trào ngược bùng phát, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Để được tư vấn về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, cách xử lý trào ngược tận gốc hay các chế độ sinh hoạt cần lưu ý, xin vui lòng liên hệ Hotline 1800.0097 (miễn cước) để được giải đáp nhanh nhất.

 

 

 

 

 

Hotline 1800.0097